Thiết kế khoảng thông tầng đúng chuẩn trong ngôi nhà phố

20/03/2020, 08:42:05

Với nhiều ngôi nhà nhỏ bị giới hạn về diện tích và khó tiếp nhận được nguồn sáng của tự nhiên. Bạn đừng lo đã có những giải pháp kiến trúc sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Mang đến cho bạn không gian thông thoáng và ấn tượng bằng việc thiết kế khoảng thông tầng đúng chuẩn. 

Ở nước ta, ngôi nhà với diện tích 100m2 được đa số con người sử dụng rất phổ biến. Bởi nhiều lý do và quan trọng là phù hợp với mức chi phí đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, vì diện tích nhỏ nên không thể tạo được sự thông thoáng từ sân vườn. Cũng như yếu tố thông gió và tiếp nhận được nguồn sáng của tự nhiên là vô cùng hạn chế. Tình trạng này làm cho chúng ta có cảm giác ngột ngạt và bí bách trong không gian sống của mình. Về lâu ngày có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng của cuộc sống. Hiểu được vấn đề này các KTS đã sáng kiến ra giải pháp tối ưu. Bằng việc thiết kế khoảng thông tầng cho ngôi nhà phố.

Vậy thông tầng được hiểu như thế nào?

Thông tầng là khoảng không gian trống được thông với nhau trong ngôi nhà. Nhằm vào việc lấy được nhiều nguồn sáng của tự nhiên vào không gian ở giống như giếng trời. Tuy vậy, thông tầng khác với giếng trời ở chỗ, được thiết kế với khoảng không gian rộng hơn. Không bắt buộc phải thông từ tầng 1 lên đến mái. Mà chỉ thông trong phạm vi 2 đến 3 tầng của ngôi nhà với nhau mà thôi. Thông tầng có tác dụng bao hàm cả giếng trời.

Thông tầng có vai trò quan trọng như thế nào?

Đối với những ngôi nhà phố hiện nay trong quá trình thiết kế ngôi nhà đều được KTS dành riêng một khoảng không gian thông thoáng. Với diện tích 1-2m để tạo được sự điều hòa không khí. Đối với không gian có diện tích bị giới hạn hoặc ngôi nhà gác dạng lửng. Thiết kế khoảng thông tầng sẽ mang lại cho bạn sự thông thoáng và dễ chịu hơn… Nhiều ngôi nhà được xây theo dạng ống có chiều dài lên đến 20m. Được các KTS khuyến khích chủ nhà phải chừa từ 2 thậm chí 3 khoảng thông tầng. Mỗi lỗ thông tầng này được sử dụng với mục đích như những giếng trời thu hút được nguồn sáng tự nhiên vừa và đủ. Được phân bố đều đặn từ trước, giữa cho đến tận cùng phía sau của ngôi nhà.

Thiết kế khoảng thông tầng đúng chuẩn trong ngôi nhà phố

Thay cho vách ngăn giữa không gian phòng khách và bếp là một khoảng thông tầng được các KTS bố trí tại vị trí ngay giữa nhà. Mang đến cho con người cảm nhận sự thông thoáng và rộng rãi hơn. Đồng thời thu nhận được lượng lớn ánh sáng tự nhiên và đối lưu không khí ở khoảng không gian chính của ngôi nhà.  

Rất thông dụng nếu bố trí khoảng thông tầng ở vị trí cuối của ngôi nhà. Gian bếp và phòng ăn sẽ trở nên thoáng đãng và dễ chịu hơn nhiều. Cho dù ngôi nhà bạn có diện tích nhỏ hẹp đến đâu. Bạn cũng không nên tiết kiệm diện tích để làm thông tầng. Vì bạn cho đi một khoảng diện tích sẽ được nhận lại sự thoáng đãng và tuyệt vời hơn.

Đồng thời, khoảng thông tầng cũng còn có nhiều công dụng tạo điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà của bạn. Không gian trang trọng, tạo góc quan sát rộng… Đối với một số công trình, thông tầng còn tạo được sự chú ý. Là điểm nhấn trọng tâm của ngôi nhà, là đầu mối giao thông mà còn là nơi giao tiếp chính trong căn nhà.

Các nguyên tắc chính 

Bạn nên biết, ngôi nhà cần phải có từ 2 tầng trở lên mới có thể áp dụng được những ưu điểm từ khoảng thông tầng cho không gian của bạn. Cần có sự tính toán chuẩn xác về những khoảng thông tầng để đảm bảo cho cấu trúc của ngôi nhà được cân đối hài hòa. Trên thực tế, nhà có chiều sâu trên 10m thì có thể sử dụng thông tầng. Đối với những ngôi nhà phố có chiều sâu trên 20m là tốt nhất.

Nên sử dụng từ 2 – 3 khoảng thông tầng giúp cho không gian ở thoáng và sáng hơn. Mỗi lỗ thông tầng được phân bổ đều từ cuối, giữa đến trước ngôi nhà có tác dụng như những giếng trời. Nhà càng nhỏ lại càng nên chừa khoảng thông tầng. Vì sẽ giúp cho bạn hạn chế được cảm giác chật chội và bí bách. Thay vào đó sự thông thoáng và tuyệt vời hơn. 

Hơn nữa, nên thiết kế thông tầng ở sát một vách tường nhà thay cho việc thiết kế thẳng xuyên suốt giống như giếng trời. Điều này chẳng khác nào như một đường ống dẫn truyền âm thanh. Ảnh hưởng đến sự sinh hoạt riêng tư và nghỉ ngơi của mỗi thành viên trong gia đình. Làm mất đi sự tĩnh lặng và thư giãn của mỗi cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình bạn.

Để hạn chế một cách tối đa, các bức tường của khoảng thông tầng này nên tạo được độ xù xì, nhám, sần để tiêu âm. Hiện nay, cũng có nhiều giải pháp kiến trúc ở các mẫu nhà hiện đại thường sử dụng các vật liệu trang trí, sơn gai, ấp gạch thẻ, xây gạch trần … Chất lượng có khả năng làm giảm sự truyền âm của thông tầng hay giếng trời.

Ngoài ra, nếu thông tầng được thiết kế thông như giếng trời thì bạn cần tạo được mái che để nước mưa không đổ xuống khu vực nhà ở. Tuy vậy, nhược điểm từ mái che sẽ làm mất đi sự thông thoáng và chức năng đối lưu thông khí. Do vậy, bạn tạo mái che, cần bố trí sao cho mái che cao thêm 1m so với mái nhà. Và cũng cần tạo ra 2 cửa thông gió có chớp chắn để đón được nguồn gió của tự nhiên mà không sợ bị nước mưa tràn xuống.

Cũng có nhiều trường hợp thông tầng được thiết kế kiểu giếng trời không có mái che. Thì cần tạo được hệ thống thoát nước thật tốt ở đáy giếng (tức là phần sàn tầng 1 thẳng với đỉnh giếng). Đáy giếng phải đủ rộng, tạo hệ thống che chắn vững chắc. Các khu vực xung quanh giếng trời ở các tầng một cách hợp lý. Tránh trường hợp nước mưa rơi xuống sàn bị bắn vào, đọng vũng ở những khu vực sinh hoạt xung quanh. Làm ảnh hưởng hoặc có thể xảy ra những tai họa khôn lường cho mọi người trong gia đình. 

Thứ tư, tại hệ thống hành lang, cửa sổ và cầu thang tiếp giáp thông tầng phải có lan can, hoa sắt bảo vệ, an toàn tuyệt đối về chiều cao cũng như tạo các khe hở của ban công. Đối với những ngôi nhà 2 tầng thì khoảng thông tầng chỉ là khoảng thông giữa 2 tầng. Phía dưới khoảng thông là khu vực sinh hoạt của nhiều người. Bạn nên đặc biệt chú trọng tới những vật dụng trang trí như đèn chiếu sáng. Những chậu hoa, cây cảnh treo trên vách tường ở chỗ thông tầng. Tránh trường hợp những vật dụng bị rơi gây nguy hiểm cho mọi người trong gia đình. 

Quan niệm phong thủy 

Về mặt phong thủy, trong từng không gian ở của ngôi nhà đều có những đặc tính ngũ hành riêng. Đặc biệt phải có sự bố trí khéo léo theo quan hệ tương sinh hay tương khắc để đem lại nét hài hòa tổng quan cho ngôi nhà. Khoảng thông tầng được phân bố tại khu vực nào thì đặc tính ngũ hành của không gian đó có sự ảnh hưởng và phát huy tác dụng..

Thiết kế khoảng thông tầng đúng chuẩn trong ngôi nhà phố

Ở trường hợp cụ thể, đối với không gian phòng bếp và phòng ăn (có đặc tính Hỏa cao). Nên thiết kế khoảng thông tầng có tính thoát nhiệt tốt. Cần chọn lựa và sử dụng các đồ vật mềm mại (Thủy giảm Hỏa) trên tường hay trần. 

Còn trong không gian phòng khách của ngôi nhà (thuộc về hành Thổ là chính). Khi thiết kế khoảng thông tầng nên chọn lựa và sử dụng những đồ vật trang trí. Mang đến cho con người cảm nhận được sự ấm cúng, màu sắc nổi trội, sáng sủa…Ví dụ, bạn có thể treo đèn chùm nơi khoảng thông tầng trong phòng khách. Bởi đèn chùm có chi tiết thuộc về hành Hỏa có tính tương sinh.

Với nhiều không gian nhỏ hẹp nên thiết kế khoảng thông tầng nghiêng về hành Thủy ( thủy sinh Mộc). Để tạo nên tính chất mềm mại, mang đến cảm giác thông thoáng. Kết hợp màu sắc nhẹ, và đường nét uốn lượn.

Khoảng thông tầng mang đến hiệu quả tốt trong sử dụng

Bạn hoàn toàn có thể bố trí cho mình một góc đọc sách hay những công việc ở khoảng không gian lơ lửng trong các khoảng thông tầng này. Như vậy khoảng thông tầng mang đến cho bạn những công dụng thật tuyệt. Vừa đảm bảo sự lưu thông không khí tốt, thu hút được nguồn sáng của tự nhiên cho ngôi nhà. Và cũng có thể tạo ra một khu vực chức năng bổ ích. Nếu khoảng thông tầng kiêm thêm buồng cầu thang, nên bố trí cầu thang ngay giữa khoảng không này để không khí, ánh sáng đi từ hai lối xuống dưới.

Trong trường hợp những ngôi nhà có khoảng thông tầng ở tầng trệt và dừng lại ở tầng lửng. Bạn nên thể thiết kế phần trần có ánh sáng tạo nên một quầng sáng mang đến cảm giác tự nhiên. Và có thể thêm vào đó nét hoa văn, hình ảnh hoa lá cho không gian của bạn tràn ngập những sắc màu từ thiên nhiên. 

Ở trường hợp cụ thể, đối với không gian phòng bếp và phòng ăn (có đặc tính Hỏa cao). Nên thiết kế khoảng thông tầng có tính thoát nhiệt tốt. Cần chọn lựa và sử dụng các đồ vật mềm mại (Thủy giảm Hỏa) trên tường hay trần. 

Còn trong không gian phòng khách của ngôi nhà (thuộc về hành Thổ là chính). Khi thiết kế khoảng thông tầng nên chọn lựa và sử dụng những đồ vật trang trí. Mang đến cho con người cảm nhận được sự ấm cúng, màu sắc nổi trội, sáng sủa…Ví dụ, bạn có thể treo đèn chùm nơi khoảng thông tầng trong phòng khách. Bởi đèn chùm có chi tiết thuộc về hành Hỏa), có tính tương sinh.

Với nhiều không gian nhỏ hẹp nên thiết kế khoảng thông tầng nghiêng về hành Thủy ( thủy sinh Mộc). Để tạo nên tính chất mềm mại, mang đến cảm giác thông thoáng. Kết hợp màu sắc nhẹ, và đường nét uốn lượn.

Những mẫu thiết kế thông tầng đẹp cho ngôi nhà phố:

Thiết kế khoảng thông tầng đúng chuẩn trong ngôi nhà phố

Phòng khách

Trong phòng ăn

Thiết kế khoảng thông tầng đúng chuẩn trong ngôi nhà phố

Thông tầng trong phòng tắm

 Cho phòng làm việc

Thiết kế khoảng thông tầng đúng chuẩn trong ngôi nhà phố

Khu vực cầu thang

Một thiết kế thông tầng được trang trí đẹp mắt

Theo Enternews.vn