Sáng tạo thiết kế không gian sân thượng theo phong thủy nhà ở. Điều này không những mang đến cho bạn một không gian sống lý tưởng. Mà còn mang lại những lợi ích thiết thực với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn.
Theo phong thủy, sân thượng là tầng cao nhất của ngôi nhà. Nên việc thiết kế một không gian sân vườn nơi này là một sáng kiến vô cùng lý tưởng và tiện ích. Nhất đối với những ngôi nhà có diện tích bị giới hạn. Gia chủ có thể thiết kế hồ nước, tạo cảnh quan, không chỉ làm đẹp cho sân thượng. Bên cạnh đó tạo nét đẹp đặc thù, ấn tượng cho không gian sống của bạn. Đồng thời cũng là một phương pháp giải nhiệt cực kì hiệu quả cho ngôi nhà.
Theo sự nhận định từ các chuyên gia phong thủy. Tầng hầm là nơi “thịnh âm” vì không gian hầm khó có thể tiếp nhận được nguồn sáng tự nhiên. Tâm điểm của tầng hầm được kề xác nơi gần hệ thống bể ngầm, bể phốt, hoặc nơi tập trung rác thải… Do đó, không gian này khác xa so với không gian sân thượng. Cũng có nghĩa là, ở không gian này địa khí phát tác rất mạnh còn thực khí phát tác ít hơn.
Vấn đề cần được lưu ý khi tạo không gian xanh trên sân thượng.
Nhiều gia đình thường bố trí không gian sân thượng thành một nửa là sân. Một nửa còn lại là phòng thờ hoặc giặt phơi. Điều mà các bạn phải đặc biệt quan tâm là ở những nơi mang tính chất tâm linh, nơi thờ cúng. Chúng ta không nên để hiện tượng phơi phóng trước sảnh bàn thờ. Như vậy là hành động bất kính và không tốt trong phong thủy.
Ngôi nhà có lối thiết kế bể mái nước, bể nổi là hệ thống “thủy vượng”. Đây là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ ngôi nhà tránh trường hợp đặt ở giữa. Vì vị trí này là khu vực thuộc thổ. Đồng thời, không nên bố trí két nước đè lên vị trí mà (phía dưới là giường ngủ hoặc phòng thờ). Cũng có nhiều chủ gia thiết kế sân thượng thành nơi để tiểu cảnh nước, hòn nam bộ. Thậm chí là vườn rau sạch cũng cần chú ý không nên đè lên khu vực tâm linh như: Nơi thờ cúng hay bếp, phòng ngủ…
Những khu vườn trên sân thượng vấn đề kiến trúc và cây xanh. Bạn cần nên chú trọng trước tiên, tiếp theo là đường dẫn thoát nước.
Ngoài ra, sân thượng là nơi hứng chịu sức gió vô cùng lớn. Vậy nên khi tạo hàng rào làm giàn cho cây leo các bạn nên tạo khe hở thông thoáng. Tránh trường hợp làm kín mít vô tình chúng có thể trở thành nơi hứng gió. Việc tưới tiêu, chăm sóc cây xanh là công việc tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đòi hỏi phải đảm bảo hệ thống tưới nước an toàn và thuận tiện.
Trung tâm vào những thành phố lớn, những ngày hè với cái nóng oi bức, nhiệt độ ngoài trời có lúc tăng cao. Các giàn dây leo vừa để tạo cảnh quan và thường được thiết lập để thừa hưởng được cái lợi từ bóng mát. Nhưng quan trọng là phải cần có cấu trúc giàn thật vững chắc, ta cũng có thể làm giàn bằng cách chăng dây…
Gia chủ tập trung chú trọng đến những loại cây bệnh hoặc chậm phát triển, còi cọc là nơi tích tụ khí xấu. Phải nhanh chóng loại bỏ chúng và thay vào đó các loại rau phát triển, sinh trưởng nhanh. Hoặc những giống cây có quả xum xuê trên sân thượng tạo nên nguồn sinh khí dồi dào.
Thiết kế không gian sân thượng theo phong thủy
Nguồn sáng cho khu vườn vào ban đêm cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Khi mà ánh sáng trong nhà không đủ để tỏa ra khắp khu vườn. Bạn nên dùng đèn chiếu sáng từ trên cao. Vì ánh sáng của chúng có thể bao quát được cả khu vườn.
Sáng tạo sân thượng thành khu vườn xanh mát.
Những nguyên tắc chung của hình thái mái nhà
Có rất nhiều dạng hình thái mái nhà được áp dụng hiện nay. Thường thì mái lợp thông minh được sử dụng bằng chất liệu trong suốt, gam màu xanh. Với mái lợp thông minh như thế này khoảng diện tích cây xanh phía dưới sẻ nhận được lượng ánh sáng bên ngoài một cách vừa đủ. Vừa tạo được khoảng râm mát, dễ chịu..
Để hợp phong thủy thì góc giữa hai mái > 90 độ. Ngoài ra, còn nhiều loại mái hình bát úp hay chỏm cầu vô cùng tiện lợi và tính hài hòa cao.
Để sáng tạo, thiết kế sân thượng thành một không gian có diện tích cây xanh mát mẻ. Bên cạnh đó luôn giữ được môi trường có độ ẩm vừa đủ trong cái nắng oi bức của những ngày hè. Các bạn nên chọn những loại cây có tán rộng, cây leo, và những loại cây không có rễ bám sâu vào tường. Tạo được mái xanh thông thoáng. Đặc biệt, cần chú trọng đến hệ thống dẫn thoát nước an toàn. Tránh hiện tượng ngập úng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong thủy của ngôi nhà.
Tham khảo thêm bài viết cách bố trí phòng làm việc hợp phong thủy tại Đây!