Xây nhà không cần thiết kế, đối diện với nhiều phát sinh rắc rối sau khi hoàn thiện

06/04/2020, 03:03:07

Với suy nghĩ đơn giản xây nhà không cần thiết kế. Vợ chồng anh Tiến khi xây nhà và kết quả là phải đối diện với nhiều rắc rối. Không vừa lòng với ngôi nhà của mình sau khi được hoàn thiện. 

Phát sinh rắc rối khi xây nhà không cần thiết kế

Anh Nguyễn Minh Tiến (44 tuổi, tại Tp.HCM) đã chia sẻ về những bất cập gặp phải. Khi xây nhà từ bản thiết kế xin của người khác:

Vì không gian ở quá nhỏ, các hoạt động sinh hoạt của gia đình bất tiện. Năm 2016 vợ chồng tôi quyết định xây nhà to hơn. Chúng tôi có mua được một mảnh đất với diện tích 83,7m2 ở quận Gò Vấp. Sau đó tiến hành lên kế hoạch xây nhà. Vấn đề trước tiên là mẫu thiết kế theo như ý kiến của vợ tôi đề nghị thuê công ty chuyên thiết kế và thi công. Nhưng tôi không tán thành với lý do là từ trước tới nay. Những bạn bè của tôi xây nhà điều tự thiết kế, và tự mua nguyên vật liệu, rồi đến cả việc làm chung với thợ.

Hơn nữa, bản thân là người cũng có chút ít tay nghề. Trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế, giám sát trong công việc xây nhà một trệt một lầu và các dãy phòng trọ của người thân. Nên tôi tin là mình có thể làm được. 

Thông qua việc tham vấn tại một số văn phòng tư vấn kiến trúc thì vợ phải chi một khoản tiền thiết kế cho ngôi nhà 4 tầng. Có tổng diện tích sàn chừng 280m2 là tầm 80-90 triệu. Nhiều hơn so với sự tưởng tượng và quan trọng hơn. Với suy nghĩ là cũng không cần thiết lắm cho nên vấn đề này tạm thời được khép lại.

Sau đó, tôi tham vấn từ bạn bè và đã xin lại bản vẽ ngôi nhà 4 tầng. Rồi cùng với chủ xây dựng chỉnh sửa các chi tiết để được phù hợp với khu đất mua của vợ chồng. Cùng với việc làm hồ sơ xin phép xây dựng tôi đã khoán trọn gói hết cho chủ thầu thi công. Và trong quá trình xây nhà tôi có chỉnh sửa, thay đổi một số chi tiết để nội thất. Cũng như các không gian tiện ích trong vấn đề sinh hoạt. Để được phù hợp mọi thành viên trong gia đình.  

Theo đó, là việc tôi tự đi tìm vật tư nguyên liệu để chọn mua theo ý thích của mình. Và giám sát công trình để có được ngôi nhà 4 tầng như mong muốn. Với dự trù khoản chi phí cho căn nhà của vợ chồng tầm 1,5 tỷ. Do đó những nguyên vật liệu xây nhà chỉ ở mức độ trung bình để tiết kiệm chi phí. Nhưng hơn nữa năm thi công và đến khi hoàn thành ngôi nhà được đội lên với giá chóng mặt 2 tỷ. Với nhiều lý do về vấn đề phát sinh sửa chữa trong khi thi công. Cũng là vì một phần chúng tôi cũng mua sắm nhiều vật dụng trang trí nội thất mới. 

Vấn đề xảy ra khi ngôi nhà hoàn thiện

Ngôi nhà hoàn thiện, chuyển vào ở một thời gian tôi cảm thấy có nhiều vấn đề không ổn và cần được thay đổi. 

Đầu tiên là không gian ngủ của bố mẹ. Căn phòng không được thông thoáng vì được bố trí ngay ở cuối tầng một. Hơn nữa là ba mặt đều giáp nhà hàng xóm nên không trổ được cửa sổ. Nguồn ánh sáng tự nhiên điều bị hạn chế, chỉ có một cái quạt thông gió. Không gian u ám, nhất là vào những ngày hè. Tuổi cao mà gặp phải tình trạng này nên ông bà không đêm nào được yên giấc. Không có sự lựa chọn tôi phải chuyển đổi phòng cho ông bà lên phòng của đứa con trai.

Theo như bản thiết kế mà tôi áp dụng cho căn nhà của mình thì không có nhà vệ sinh riêng trong phòng con trai. Nay tôi phải xây thêm nhà vệ sinh để bố mẹ tiện bề đi lại. Chính vì lý do này nên việc chuyển phòng phát sinh thêm việc sửa nhà.

Vấn đề bất tiện mà tôi phải kể đến là hướng của ngôi nhà. Ngôi nhà mà tôi xin bản vẽ thì được xây theo hướng Đông. Có mặt trước của ngôi nhà rất thoáng nên không gian bên trong vô cùng dễ chịu. Dù không có sự che chắn nhiều ngoài những chậu lan được treo trên ban công. Ngược lại, ngôi nhà tôi thuộc hướng Tây, mặt tiền trực tiếp chịu sự tác động của ánh nắng mặt trời. Một vài chậu cây không làm hạn chế được cái nóng gay gắt. Nên tôi đành phải che kín bằng những tấm màn. Làm mất đi một phần thẩm mỹ của cảnh quan ngôi nhà. 

Xây nhà không cần thiết kế, đối diện với nhiều phát sinh rắc rối sau khi hoàn thiện

Phòng bếp có nhiều chi tiết không hài lòng nhưng anh Tiến không biết phải sửa thế nào.

Phòng bếp ngôi nhà cũng đối diện với nhiều bất tiện. Chẳng hạn như muốn nhà đẹp nên tôi đã làm tủ bếp cao sát trần. Trong khi đó, mỗi khi lấy hay cất đồ vợ tôi đều phải bắc ghế đứng lên. Nhưng giờ muốn thay đổi để hạ thấp xuống thì sợ bỏ một khoảng trống từ trần nhà xuống nóc tủ làm không gian mất đi tính thẩm mỹ. Cho nên đành để vậy. Phòng ăn được bố trí với không gian nhỏ nên mỗi khi khách đến nhà thấy không được thỏa mái. Nhưng trong khi đó ở khu bếp vẫn còn một khoảng khá rộng. Là điều mà khiến cho vợ chồng tôi cảm thấy không được thỏa mãn.

Xây nhà không cần thiết kế, có nên hay không?

Qua thời gian hai năm dọn vào ở tôi đã bỏ ra số tiền khá lớn cho việc sửa chữa nhưng vẫn không thấy được sự hài lòng. Vì sợ phải bỏ ra một khoảng tiền thuê thiết kế. Nhưng hiện tại chẳng tiết kiệm được chút nào. Mà phải đau đầu với từng chi tiết của không gian này. 

Trúc sư Phạm Thanh Truyền (Tp.HCM) chia sẻ: Có không ít những khách hàng đến gặp anh để nhờ “chữa cháy” vì tự tin mình có thể tự thiết kế nhà. Nhưng trong quá trình xây thô đã thấy những vấn đề bất ổn. Ông nói: “Vì đa số người không có được cái nhìn tổng thể. Họ chỉ nhìn từng không gian nhỏ, đến khi hoàn thiện ráp lại mới thấy bất hợp lý”.

Theo như nhận định từ kiến trúc sư, ngôi nhà các gia chủ tự thiết kế thiếu đi kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn. Thường không có tính khoa học nên dẫn đến những vấn đề bất tiện trong mọi sinh hoạt. Chẳng hạn như : Không gian bí, tối, tỷ lệ giữa các phòng không có sự thống nhất. Kết cấu lệch lạc, chỗ quá rộng, nơi lại quá hẹp… Giao thông, mọi chức năng bị xáo trộn.

Ví dụ như, nhiều ngôi nhà phố 1 tầng, các chủ gia tự thiết kế và tiến hành xây dựng theo công thức: Bố trí phòng khách – phòng ngủ – rồi đến phòng bếp – phòng ăn – nhà vệ sinh. Trong lối thiết kế này nhìn một cách tổng thể thì có vẻ ổn. Nhưng khi đi vào phân tích chúng ta có thể thấy được những khuyết điểm. Trên thực tế không gian phòng ngủ bị thu hẹp. Để dành phần diện tích đi lại của hành lang từ phòng khách đến bếp.

Còn mô hình thiết kế có tính khoa học của kiến trúc sư sẽ là phòng khách – khu bếp, phòng ăn. Rồi đến phòng ngủ đặt phía sau, giếng trời nằm ở khu vực cuối. Phương án vừa tiết kiệm phần diện tích cho hành lang vừa tạo nên sự thoáng đãng cho phòng ngủ. Còn phòng khách – ăn – bếp thì có được diện tích rộng hơn.

Để được tiết kiệm tiền thuê thiết kế, bạn có thể thuê trọn gói. Từ bản vẽ mặt bằng, bản vẽ nội thất, thiết kế kết cấu điện nước. Các hệ thống kỹ thuật khác, phối cảnh ngoại thất… Kiến trúc sư Truyền khuyến cáo mọi người nên thuê vẽ mặt bằng bố trí các công năng phù hợp là ổn nhất.

Còn theo sự nhìn nhận khách quan từ kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tuấn (Tp.HCM). Có nhiều trường hợp, các chủ nhà chỉ chú ý đến hình thức bề ngoài. Mà ít để ý đến những chi tiết cụ thể trong từng không gian. Hay đưa ra các giải pháp thiết kế sao cho phù hợp và tiện lợi với nhu cầu sử dụng và sinh hoạt của gia đình. Thậm chí, có nhiều chủ nhà còn tự xây nhà giống hệt bản thiết kế ngôi nhà của người bạn mà họ cho là đẹp. Không cần để ý đến hướng, dáng đất, điều kiện thời tiết… của nhà mình là như thế nào.

Theo như trúc sư Tuấn chia sẻ : Không ít người luôn tìm đến tôi để xin bản vẽ và được tôi trình bày: “Tôi sẵn sàng đưa cho bạn, nhưng theo tôi bạn không thể áp dụng bản vẽ đó vào nhà mình được. Với lý do là mỗi thiết kế là sự tính toán kỹ lưỡng để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng không gian sống. Từ điều kiện tự nhiên của khu đất, môi trường xung quanh. Đến văn hóa của gia đình đó. Đặc biệt quan trọng là khoảng kinh phí tương ứng với bản vẽ này. Cho nên để được tốt nhất, một bản vẽ chỉ nên dành riêng cho đúng chủ nhân của nó mà thôi.”.

Do đó, mỗi không gian sẽ có mỗi thiết kế riêng. Vì vậy đừng nghĩ đến chuyện xây nhà không cần thiết kế để tiết kiệm chi phí cho gia đình nhé.

Theo vnexpress